1. Trang chủ
  2. »
  3. Tư vấn
  4. »
  5. Các tiêu chuẩn của phòng sạch

Các tiêu chuẩn của phòng sạch

Hiểu rõ các tiêu chuẩn phòng sạch giúp doanh nghiệp thiết kế, thi công và vận hành phòng sạch đúng chuẩn, tránh sai sót. Tuy vậy, một số người còn khá mơ hồ về khái niệm này! Trong bài viết hôm nay, Vietlife sẽ đưa đến cho bạn đọc tiêu chuẩn đầy đủ về phòng sạch.

1. Khái niệm đúng về phòng sạch

Do thuật ngữ phòng sạch được sử dụng phổ biến hiện nay nên có khá nhiều định nghĩa khác nhau về phòng sạch. Phòng sạch – Clean room, hiểu chính xác nhất là: phòng khép kín. Trong đó lượng bụi trong không khí được hạn chế ở mức thấp nhất, nhằm tránh gây bẩn cho quá trình nghiên cứu, chế tạo và sản xuất. Bên cạnh đó, nhiệt độ, áp suất và độ ẩm của không khí đều được khống chế và điều khiển được để có lợi nhất cho quá trình trên. Phòng sạch còn phải đảm bảo được mức độ giới hạn nhiễm khuẩn, không có các khí độc hại theo đúng nghĩa sạch của nó.

Đối với các nhà máy sản xuất, phòng sạch dần trở thành một trong những tiêu chuẩn bắt buộc, đặc biệt đối với một số ngành yêu cầu tiêu chuẩn cao về chất lượng như: Dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, linh kiện điện tử… Ngày nay nó còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, quân sự, thiết bị y tế… Việc làm giảm ô nhiễm từ các hạt trong không khí đóng vai trò trọng yếu, tạo nên một sản phẩm chất lượng nhất. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về tầm quan trọng và ảnh hưởng của phòng sạch. Cần xác định phòng sạch là một lợi thế cạnh tranh, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn và đáng tin cậy nhất thị trường.

Để đạt được những yêu cầu trên, việc thiết kế và thi công phòng sạch cần được thực hiện bởi các đơn vị tư vấn năng lực, kinh nghiệm. Đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt bộ tiêu chuẩn phòng sạch.

2. Tiêu chuẩn phòng sạch là gì?

Tiêu chuẩn phòng sạch là tổng hợp tất cả những quy định, yêu cầu kỹ thuật và các thông số do bộ ban hành và chứng nhận chất lượng. Thoả mãn các tiêu chuẩn, yêu cầu này giúp tạo nên một phòng sạch đảm bảo các thông số: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, độ sạch, lượng vi trùng… theo mong muốn.

Các tiêu chuẩn về phòng sạch được Mỹ đưa ra lần đầu tiên vào năm 1963. Cho đến hiện nay, nó trở thành tiêu chuẩn chung cho thế giới. Các tiêu chuẩn này quy định lượng hạt bụi trong một đơn vị thể tích, chia thành các tầm kích cỡ bụi và loại phòng. Chúng được xác định bởi số hạt bụi có kích thước lớn hơn 0.5μμ/thể tích = 1 ft3 không khí trong phòng. Tính tới hiện tại, tiêu chuẩn của phòng sạch chủ yếu liên quan đến hàm lượng các hạt bụi lơ lửng trong không khí, lượng bụi bám được khống chế theo một quy chuẩn nhất định.

3. 3 tiêu chuẩn về phòng sạch

Tính từ năm 1963 đến hiện nay, 3 tiêu chuẩn về phòng sạch được nhắc tới nhất bao gồm:

Tiêu chuẩn Federal Standard 209

Đây là bộ tiêu chuẩn xuất hiện đầu tiên (năm 1963)  đưa ra những điểm quan trọng liên quan đến phòng sạch và các tiêu chuẩn bắt buộc cần tuân thủ. Sau đó, tiêu chuẩn này liên tục được cải tiến thành các phiên bản khác nhau như 209A (năm 1966), 209B (1973) và bản 209E (năm 1992).

Tiêu chuẩn 209 cũng đưa ra bảng giới hạn bụi với từng loại, chi tiết tới từng số hạt/ft3. Chia thành từng loại: 1, 10, 100, 1000, 10000, 100000.

Tiêu chuẩn ISO 14644

Sau tiêu chuẩn 209 khá lâu, tiêu chuẩn ISO 14644 cũng được đưa ra vào năm 1999 với tên là “Phân loại độ sạch không khí”.  Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế đã quy định các tiêu chuẩn về phòng sạch chuẩn.

Tiêu chuẩn Việt Nam 8664:2011

Bảng tiêu chuẩn này được soạn thảo dựa trên tiêu chuẩn ISO 14644:1999. Do vậy về cấu trúc và nội dung hoàn toàn tương đồng với bộ tiêu chuẩn trên

Một số lưu ý về phòng sạch

Cần lưu ý thêm một số vấn đề, cụ thể:

  • Mức độ nhiễm bẩn không khí trong không gian phòng còn phụ thuộc vào các hạt bụi sinh ra bởi các hoạt động trong phòng. Nếu bạn nghĩ đó là những con số cố định của phòng, chắc chắn bạn đã hiểu sai về nó.
  • Cần xây dựng hệ thống làm sạch liên hoàn
  • Quy định rõ ràng về quy mô phòng, số người và tần suất hoạt động tối ưu nhất trong phòng sạch
  • Áp dụng tiêu chuẩn phòng sạch linh hoạt với từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: tiêu chuẩn phòng sạch ngành y tế, ngành linh kiện điện tử, Dược phẩm…
  • Cần hiểu rất kỹ về các tiêu chuẩn và quy định phòng sạch trước khi tiến hành thiết kế và xây dựng nhà máy. Bên cạnh đó, cần có các bộ phận giám sát đảm bảo rằng các thiết bị, hoạt động bên trong phòng sạch diễn ra theo đúng tiêu chuẩn

 


Có thể bạn quan tâm


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed

Chat với chúng tôi!
Get support!
Gọi cho chúng tôi!
Mục lục